Tâm sự thực tập xin mến chào tất cả các bạn! Chúng ta lại may mắn gặp nhau trong thế giới có hàng tỷ người. Ngày hôm nay hãy cùng ở lại đây, tâm sự và chia sẻ với chúng tui những gì bạn hiểu hay chưa hiểu về “Seal hãng tàu” trong ngành Logistics – Xuất nhập khẩu nhé!
Không biết các bạn có như tui không, tui thường cất giữ 1 món hàng quý giá nào đó trong 1 cái hộp, 1 cái tủ hay 1 cái gì đó thì cũng đều sẽ làm 1 việc… Đó chính là khóa nó lại để giữ nó an toàn, bảo quản nó tốt hơn. Vậy trong ngành Xuất nhập khẩu – Logistics mà chúng ta đang theo đuổi, cont đóng xong thì có dùng khóa không nhỉ, dùng khóa bình thường à? Hay dùng cái gì để khóa nhỉ? Khóa đó có tốt không? Nó có gì đặc biệt nhỉ?
Và bài viết ngày hôm nay, team Tâm sự thực tập sẽ giải đáp các câu hỏi đó cho các bạn về “Khóa” container trong ngành Xuất nhập khẩu – Logistics nha, cơ mà chúng ta không dùng khóa như khóa cửa, khóa hộp, bla bla… mà chúng ta dùng “Khóa” = “Seal” = “Chì”. Chì hãng tàu – 1 vật nhỏ nhưng lại rất có võ, nó giúp cho hàng của các bạn có thể xác nhận và đi được sang tất cả mọi nơi.
Let’s go
SEAL HÃNG TÀU LÀ GÌ?
- Các bạn hình dung đơn giản, nó như là 1 cái “Khóa” nhưng thay vì khóa cửa bằng cái này
- Thì trong ngành Xuất nhập khẩu – Logistics, Container sẽ được khóa bằng cái này
- Đây là 1 trong những hình thức niêm phong bảo mật hàng hóa được cấp bởi hãng tàu (đơn vị vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy, đường biển)
SEAL HÃNG TÀU ĐƯỢC KẸP KHI NÀO
Seal hãng tàu được sử dụng cho hàng xuất, sau khi chủ hàng đã đóng xong hàng tại kho của mình, kiểm tra lại hàng hóa chắc chắn, có 2 trường hợp kẹp chì như sau:
- Chủ hàng mở tờ khai tại chi cục cửa khẩu: ví dụ như Hải Phòng thì sẽ kẹp Seal hãng tàu ngay khi đã đóng xong hàng
- Chủ hàng mở tờ khai ở ngoài chi cục cửa khẩu: ví dụ như Hà Nam xong hạ hàng ở Hải Phòng thì sẽ kẹp Seal hãng tàu sau khi đã biết được tờ khai phân luồng gì, bởi vì trong trường hợp mở tờ khai tại chi cục Hà Nam, vào luồng đỏ thì cont sẽ phải kiểm hóa ngay tại chi cục Hà Nam rồi mới được về hạ cảng tại Hải Phòng, nếu đóng Seal hãng tàu ngay sau khi đóng hàng thì sẽ phải cắt ra và mất lại chi phí mua Seal hãng tàu vì vậy chúng ta sẽ báo lái xe kẹp chì tạm (do các đơn vị khác sản xuất) để bảo đảm hàng hóa được an toàn.
SEAL HÃNG TÀU CÓ CÔNG DỤNG GÌ?
Chức năng chính:
- Niêm phong hàng hóa trước khi vận chuyển
- Đảm bảo sự nguyên vẹn của hàng hóa
- Giúp trong việc làm vận đơn và khai báo với các cơ quan chức năng
Seal còn được thiết kế với đặc tính chỉ có thể gắn và mở 1 lần duy nhất nên việc Seal nguyên vẹn là bằng chứng cho thấy rằng thùng hàng luôn được an toàn trước khi đến tay người nhận. Như vậy, chức năng chính của seal là ngăn chặn hành vi trộm cắp hàng hóa. Nó cũng giúp giảm thiểu tình trạng buôn bán hàng hóa bất hợp pháp do trên giấy tờ số seal đã thể hiện tên hàng và chủ sở hữu. Seal cũng được cấu tạo chắc chắn, chỉ mở được khi dùng lực mạnh.
CÁC LƯU Ý VỀ SEAL HÃNG TÀU
- Mỗi hãng tàu sẽ có 1 loại seal được thiết kế với tên riêng của hãng tàu
- Không có hãng tàu nào sản xuất Seal bằng nhựa cả, tất cả đều là Bolt Seal
- Phải đạt chuẩn theo quy định seal vận tải hàng hóa quốc tế – Hight Security Botl Seal theo tiêu chuẩn ISO PAS 17712, ISPS, C-TPAT
- Mỗi 1 số trên Seal sẽ là 1 số riêng, không có sự trùng lập
NGOÀI SEAL HÃNG TÀU SẼ CÒN NHỮNG LOẠI SEAL THƯỜNG GẶP NÀO
- Seal cáp
- Seal nhựa
- Seal cối
Chà… tâm sự đến đây chắc các bạn cũng đã hiểu được tổng quan về “Chì hãng tàu” rồi đúng không? Còn điều gì bạn chưa biết hay chưa hiểu rõ. Hãy theo dõi, chia sẻ và đọc các bài viết trên Web và Fanpage của Tâm sự thực tập nhé ♥♥♥
Dự án đồng hành cùng sinh viên thực tập
Xem thêm:
Vận đơn (Bill Of Lading) là gì?