Tâm sự thực tập xin mến chào tất cả các bạn chúng ta lại may mắn gặp nhau trong thế giới có hàng tỷ người. Ngày hôm nay hãy cùng ở lại đây tâm sự và chia sẻ với chúng tôi và những gì bạn hiểu hay chưa hiểu về “Quy trình giao nhận hàng hóa XNK đường biển” trong ngành logistics – Xuất nhập khẩu nhé
Trong ngành có rất nhiều các quy trình, quy trình xuất hàng, quy trình nhập hàng, vân vân…mà chúng ta cần phải biết để hiểu thêm và nắm bắt. Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng Tâm sự thực tập tìm hiểu về quy trình giao nhận hàng hóa XNK đường biển nha!
Let’s go
BƯỚC 1: LẤY BOOKING
– Lấy Booking chính là việc đặt chỗ trên tàu với hãng vận tải
– Có 2 cách lấy bkg:
Cách 1: Email trực tiếp cho hãng tàu xin booking
Cách 2: Lấy booking trên web của hãng tàu (mỗi hàng tàu sẽ có 1 web riêng và cách lấy booking cũng khác nhau)
– Khi nhận được Booking thì người xuất khẩu cần kiểm tra kỹ các thông tin về lô hàng và deadline cần phải theo sao cho hàng load lên tàu đúng như kế hoạch
BƯỚC 2: ĐÓNG HÀNG
– Người xuất khẩu sẽ đóng hàng, ghi mã ký hiệu cho các kiện hàng (Shipping mark)
– Hàng lẻ LCL: Sau khi đóng hàng xong, các cty logistics sẽ cho xe đến lấy hàng và mang hàng ra kho gom hàng lẻ (CFS) và đóng ghép hàng này chung với nhiều lô hàng lẻ khác
– Hàng nguyên cont FCL: Sau khi đóng hàng vào container, kẹp chì xong, các cty logistics sẽ đưa container này ra hạ bãi container (CY) đã được chỉ định sẵn của hãng tàu
BƯỚC 3: THÔNG QUAN XUẤT KHẨU
– Tờ khai phải được thông quan và giao/nộp cho hãng tàu trước deadline mà hãng đã thông báo trên Booking
– Ngoài việc mở tờ khai và thông quan cho tờ khai, người xuất khẩu có thể phải thực hiện thêm 1 số nghiệp vụ chuyên ngành khác tùy thuộc vào chính sách mặt hàng như: Hun trùng, kiểm dịch (với hàng hóa có nguồn gốc động vật thực vật như: lúa, gạo, hoa quả, đồ gỗ,…)
BƯỚC 4: PHÁT HÀNH BILL
– Người xuất khẩu cung cấp thông tin làm vận đơn (SI – Shipping Instruction) cho cty logistics trc hoặc sau khi đóng hàng (miễn là đầy đủ thông tin để làm SI)
– Có 2 cách để submit SI
Cách 1: Email trực tiếp cho hãng tàu để submit file SI
Cách 2: Submit SI trực tiếp trên web của hãng tàu, mỗi hàng tàu sẽ có 1 web riêng và cách submit SI cũng khác nhau
– Sau khi submit SI, hãng tàu sẽ gửi lại Draft Bill và phát hành BL chính thức cho người xuất khẩu sau khi tàu chạy.
BƯỚC 5: CHUẨN BỊ CHỨNG TỪ
– Người xuất khẩu chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ theo yêu cầu của người nhập khẩu, mục đích để bên nhập khẩu có thể thông quan và lấy hàng 1 cách thuận lợi nhất. Chứng từ thường bao gồm: Invoice, Packing list, Bill of lading, C/O,..
– Nếu thanh toán bằng T/T: Người XK gửi thẳng cho người NK
– Nếu thanh toán bằng L/C: Người XK gửi qua cho ngân hàng
BƯỚC 6: KIỂM TRA CHỨNG TỪ
– Khi đã nhận được bộ chứng từ gốc, người nhập khẩu phải kiểm tra kĩ thông tin một lần nữa, đảm bảo tính chính xác và chân thực của toàn bộ chứng từ để việc thông quan và lấy hàng được suôn sẻ
BƯỚC 7: THÔNG BÁO HÀNG ĐẾN
– Hãng vận tải/Đại lý hãng vận tải sẽ gửi Thông báo hàng đến (AN – Arrival Notice) cho người nhập khẩu trước ngày tàu cập cảng đích
– Người nhập khẩu kiểm tra kĩ các thông tin trên AN để chủ động cho việc thông quan và lấy hàng nhanh chóng như: Ngày tàu cập cảng, kho hàng về chờ thông quan, các loại phí phải cược, phải thanh toán với hãng tàu trước khi lấy lệnh giao hàng,..
BƯỚC 8: LỆNH GIAO HÀNG
– Sau khi đã thanh toán đầy đủ các loại phí trên AN, người nhập khẩu sẽ phải xuất trình BL gốc (nếu 2 bên sử dụng BL gốc) để lấy được lệnh giao hàng từ hãng tàu
– Chứng từ để lấy được lệnh bao gồm: AN, Bill (nếu sd BL gốc), giấy giới thiệu của người nhập khẩu trên AN cho OPS, Căn cước công dân photo
BƯỚC 9: THỦ TỤC HẢI QUAN NHẬP KHẨU
– Người nhập khẩu đã có thể lên tờ khai nháp trên phần mềm hải quan điện tử ngay từ khi tàu chưa cập cảng đích. Khi hàng đã đến, có thể chính thức truyền tờ khai và thực hiện thông quan cho lô hàng
– Ngoài việc mở tờ khai và thông quan cho tờ khai, người nhập khẩu có thể phải thực hiện thêm 1 số nghiệp vụ chuyên ngành khác tùy thuộc vào chính sách mặt hàng như: Hun trùng, kiểm dịch (với hàng hóa có nguồn gốc động vật thực vật như: lúa, gạo, hoa quả, đồ gỗ,…)
BƯỚC 10: GIAO HÀNG VỀ KHO
– Sau khi đã hoàn tất việc thông quan cho lô hàng, cty logistics sẽ đổi lệnh lấy hàng trực tiếp ở dưới cảng/bãi và sắp xếp phương tiện đến lấy hàng và giao về kho cho người nhập khẩu. Hai bên sẽ cùng kí Biên bản giao hàng làm bằng chứng hoàn tất việc giao hàng
– Sau khi giao hàng thì lái xe sẽ phải mang trả container rỗng về bãi chỉ định cho hãng tàu (với hàng FCL)
Chà… tâm sự đến đây chắc các bạn cũng đã hiểu được tổng quan về “ Quy trình giao nhận hàng hóa XNK đường biển ” rồi đúng không nào? Hiện tại hãng tàu Hải An cũng đã mở ra nhiều tuyến quốc tế để phát triển hơn cho khách hàng rùi nè. Còn điều gì bạn chưa biết hay chưa hiểu rõ. Hãy theo dõi, chia sẻ và đọc các bài viết trên Web và Fanpage của Tâm sự thực tập nhé! ♥♥♥