Tâm sự thực tập xin mến chào tất cả các bạn! Chúng ta lại may mắn gặp nhau trong thế giới có hàng tỷ người. Ngày hôm nay hãy cùng ở lại đây, tâm sự và chia sẻ với chúng tui những gì bạn hiểu hay chưa hiểu về Packing List trong Logistics – Xuất nhập khẩu nhé!
Các bạn à? không biết các bạn có hay bỏ qua giống tui không, chứ nhiều khi có những chứng từ hay giấy tờ mà chúng ta có thể bắt gặp hằng ngày, ví dụ như làm 1 danh sách hàng hóa để gửi đồ cho ai đó qua đơn vị vận chuyển như EMS, GRAB… hoặc đơn giản như chúng ta muốn mua hàng hóa gì khi đi chợ, chúng ta đôi lúc cũng phải note lại vào giấy những danh sách hàng hóa cần phải mua, bla bla.. Ấy thế mà mấy cái điều tưởng đơn giản chúng ta đã bỏ qua này lại liên quan gì đó đến ngành chúng ta học hay làm, thế mới ĐAU chứ! Túm lại thì cái danh sách hàng hóa này là gì? Và nó được hiểu như thế nào trong ngành Logistics – Xuất nhập khẩu nhỉ? Nội dung, vai trò của nó có khác gì so với cái danh sách hàng hóa đi chợ không ta?
CÓ CHỨ, khác nhiều luôn ấy. Trong bài viết ngày hôm nay hãy cùng Tâm sự thực tập tiếp tục hành trình khám phá những nội dung thật cơ bản và thực tế mà chúng ta sẽ bắt gặp khi làm hàng tại doanh nghiệp về Packing list (danh sách hàng hóa) nhé!
Let’s go
PACKING LIST LÀ GÌ?
- Packing List hay phiếu đóng gói hiểu đơn giản là bảng kê danh mục hàng hoá. Đây là 1 trong những yếu tố khá quan trọng để hoàn tất hồ sơ xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp. Các thông tin trên bảng kê tương tự như hóa đơn nhưng không cần có các thông tin liên quan đến thanh toán hay đơn giá, trị giá hoặc đồng tiền thanh toán. Điều quan trọng là cần có quy cách đóng gói, trọng lượng và kích thước hàng hóa. Trên Packing List sẽ nêu rõ bên xuất khẩu đã bán những mặt hàng nào cho bên nhập khẩu, như vậy, đơn vị mua hàng sẽ dễ dàng hơn trong việc kiểm soát lô hàng.
- Packing List có thể lập lên nhờ các mẫu có sẵn, sau đó chỉnh sửa nội dung đúng với lô hàng của mình
- Có 1 số doanh nghiệp hay khách hàng họ sẽ kết hợp luôn Packing List cùng với Invoice thành 1 bản
NỘI DUNG TRÊN PACKING LIST
Trên Packing List thường thể hiện các thông tin bao gồm:
- Tiêu đề + Số P/L + Date
- Nhà xuất khẩu (Shipper)
- Nhà nhập khẩu (Consignee)
- Thông tin người đại diện nhập khẩu (Notify party)
- Tên tàu & số chuyến trên Booking (Vessel / Voy)
- Số Booking (Có một số hãng tàu có số Booking và số B/L khác nhau)
- Số container + số seal
- Cảng xuất hàng (Port of Loading)
- Cảng nhập hàng (Port of Discharging)
- Mô tả hàng hóa (Description of goods)
- Số lượng kiện hàng (Number of package)
- Trọng lượng tịnh (Net weight)
- Trọng lượng cả bao bì (Gross weight)
VAI TRÒ CỦA PACKING LIST
Packing list được dùng để:
- Làm chứng từ để khai báo hải quan.
- Căn cứ theo thông tin hàng hóa, là chứng từ hỗ trợ thanh toán quốc tế.
- Khai báo hãng vận chuyển phát hành vận đơn.
- Người mua căn cứ thông tin trên Packing List để kiểm tra hàng hóa khi nhận hàng (nhập khẩu).
- Chứng từ để hỗ trợ yêu cầu bảo hiểm khi xảy mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa.
- Bên cạnh đó giúp FWD xác nhận về cách xếp dỡ, dùng loại container nào? ( 20’ hay 40’, cont bách hóa hay cont lạnh.v.v.); xếp dỡ hàng bằng công nhân, thiết bị chuyên dụng xe nâng, cẩu ra làm sao,.. ; điều phối trucking như thế nào, dùng xe bao nhiêu tấn; xác định vị trí của hàng hóa khi phải kiểm hóa, trong quá trình làm thủ tục hải quan.
Tâm sự đến đây các bạn cũng đã phần nào hiểu hơn về những điều mà mình chưa biết hay đã biết sơ sơ về Packing list rồi đúng không? Còn điều gì bạn chưa biết hay chưa hiểu rõ. Hãy theo dõi, chia sẻ và đọc các bài viết trên Web và Fanpage của Tâm sự thực tập nhé ♥♥♥
Dự án đồng hành cùng sinh viên thực tập
Xem thêm:
6 mảng kiến thức quan trọng trong Xuất nhập khẩu – Logistics