Tâm sự thực tập xin mến chào tất cả các bạn chúng ta lại may mắn gặp nhau trong thế giới có hàng tỷ người. Ngày hôm nay hãy cùng ở lại đây tâm sự và chia sẻ với chúng tôi và những gì bạn hiểu hay chưa hiểu về “Vận đơn đường bộ trong” trong ngành logistics – Xuất nhập khẩu nhé
Let’s go
VẬN ĐƠN LÀ GÌ?
Vận đơn là chứng từ vô cùng quan trọng đối với các hình thức vận chuyển trong xuất nhập khẩu. Hiện nay, chúng ta có: vận đơn đường biển, vận đơn hàng không, giấy gửi hàng đường sắt, nhưng KHÔNG có vận đơn đường bộ.
Khi hàng hóa được vận chuyển bằng đường bộ chúng ta sử dụng các chứng từ giao nhận tại kho như FCR, Cargo Receipt… Các chứng từ này không có giá trị sở hữu hay chuyển nhượng hàng hóa mà chỉ được dùng như một biên lai giao nhận hàng hóa thông thường.
CÁC LOẠI GIẤY TỜ CẦN MANG THEO KHI CHẠY ĐƯỜNG BỘ
Hàng hóa trên đường vận chuyển bằng đường bộ phải có hóa đơn, chứng từ kèm theo chứng minh nguồn gốc hàng hóa là hợp pháp ngay tại thời điểm kiểm tra và một số giấy tờ khác như:
- Giấy tờ xác minh kinh doanh vận tải: Bao gồm giấy tờ xe (Giấy đăng kí xe ôtô, giấy chứng nhận bảo hiểm các loại, giấy lưu hành cho xe quá khổ, quá tải, sổ nhật trình chạy xe, phù hiệu xe…)
- Giấy tờ của chủ phương tiện (Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải).
- Giấy tờ của người điều khiển phương tiện (Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển, giấy chứng nhận huấn luyện vận chuyển loại hàng hóa trên xe…).
- Hóa đơn vận chuyển: Hóa đơn giá trị gia tăng, Hóa đơn bán hàng… để làm chứng từ lưu thông trên đường… Khi các đơn vị có chức năng kiểm tra, nhất định phải xuất trình được các chứng từ này.
- Giấy chứng nhận kiểm tra an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường (giấy chứng nhận kiểm định). Được dán tem kiểm định.
- Hợp đồng vận chuyển: Là cam kết thực hiện những thỏa thuận của bên vận tải và bên thuê vận tải bằng văn bản. Hợp đồng vận tải là chứng từ có tính pháp lý dùng để giải quyết vấn đề khi xảy ra tranh chấp giữa 2 bên.
- Giấy đi đường: Dành cho các loại xe kinh doanh vận tải hàng hóa, được cấp cho từng chuyến hàng, từng xe, để làm chứng từ trong quá trình thực hiện vận chuyển.
- Phiếu thu cước: Phiếu thu cước là chứng từ gốc dùng để phản ánh kết quả kinh doanh vận tải, chúng ta sử dụng phiếu thu cước để: Làm chứng từ thu, chi cước vận chuyển và dịch vụ, Tính giá trị vận chuyển và dịch vụ thành tiền, kiểm tra hoạt động vận chuyển hàng hóa, dịch vụ đã hoàn thành, hạch toán kết quả quá trình vận chuyển hàng hoá.
- Biên bản giao hàng: Nhà vận tải sẽ sử dụng biên bản giao hàng được kí bởi lái xe và người nhận hàng để làm bằng chứng cho việc hoàn thành vận chuyển.
Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu sâu hơn về vận đơn đường bộ rồi đúng không nào? Còn điều gì bạn chưa biết hay chưa hiểu rõ. Hãy theo dõi, chia sẻ và đọc các bài viết trên Web và Fanpage của Tâm sự thực tập nhé! ♥♥♥.
Cảm ơn và chúc các bạn 1 ngày thật tuyệt vời !!!
Dự án đồng hành cùng sinh viên thực tập