Tâm sự thực tập xin mến chào tất cả các bạn! Chúng ta lại may mắn gặp nhau trong thế giới có hàng tỷ người. Ngày hôm nay hãy cùng ở lại đây, tâm sự và chia sẻ với chúng tui những gì bạn hiểu hay chưa hiểu về “Ngày vận đơn và ngày Shipped on board” trong ngành Logistics – Xuất nhập khẩu nhé!
Trong thương mại quốc tế đặc biệt với các giao dịch thương mại sử dụng phương thức thanh toán như Letter of Credit thì chắc hẳn cụm từ Shipped on Board là một trong những cụm từ cực kì quan trọng trên vận đơn. Vì vậy có thể các sinh viên mới ra trường hoặc người mới vào ngành khi thực tập/ làm hàng tại các cty logistics sẽ bắt gặp tình huống khách hàng email như sau: “EM ƠI CONFIRM CHO CHỊ NGÀY SHIPPED ON BOARD VỚI” . Vậy ngày Shipped on Board và ngày vận đơn là gì? Tình huống trên phải trả lời khách hàng ra sao? Chúng ta cùng Tâm sự thực tập đi tìm hiểu chủ đề này trong bài viết sau nhé
Let’s go
KHÁI NIỆM CỦA NGÀY VẬN ĐƠN VÀ SHIPPED ON BOARD
SHIPPED ON BOARD DATE
“Shipped On Board Date” là ký hiệu được thêm vào bởi người phát hành vận đơn, xác nhận hàng hóa đã được xếp lên tàu. Ký hiệu này được tạo bởi hãng tàu hoặc đại lý của hãng tàu tại cảng đi và ghi rõ hàng hóa được xếp lên tàu nào. Vận đơn có ký hiệu “Shipped On Board” mang lại sự an toàn cao hơn cho các nhà nhập khẩu và ngân hàng của các nhà nhập khẩu
Nhiều L/C yêu cầu một “Shipped On Board Ocean Bill of Lading”. Có nghĩa là Vận đơn phải là bản gốc và hiển thị “Shipped On Board Date” thì mới đáp ứng được yêu cầu của L/C. Ký hiệu này thường được ghi trong nội dung của Vận đơn và hiển thị cùng với “On Board Date”
NGÀY VẬN ĐƠN (BILL OF LADING DATE)
Hiểu theo 1 cách đơn giản thì đây là ngày mà vận đơn được phát hành
PHÂN BIỆT NGÀY VẬN ĐƠN VÀ SHIPPED ON BOARD
Để hiểu rõ được sự khác nhau của 2 ngày này, các bạn hãy đọc các câu hỏi kèm câu trả lời dưới đây nha
♥ Vậy ngày Shipped on Board và ngày vận đơn có giống nhau không?
- “Shipped On Board Date” và “Bill of Lading Date” Chúng có thể giống nhau, có thể khác nhau
- Chúng khác nhau trong trường hợp container có thể đã được xếp lên tàu vào một ngày, trong khi đó vận đơn được phát hành cho khách hàng vào một ngày sau đó.
Nhưng điểm mấu chốt là nếu khác nhau thì ngày vận đơn phải sau ngày Shipped on Board.
- Duy chỉ có trường hợp vận đơn received for shipment, người chuyên chở nhận hàng sau đó issue vận đơn, khi hàng lên tàu ta sẽ tới đưa người chuyên chở đóng dấu Shipped on Board lên vận đơn. (Received for shipment – Vận đơn nhận hàng để xếp được cấp trước khi hàng hóa được xếp lên tàu. Loại vận đơn này có rủi ro bị ngân hàng từ chối thanh toán, trừ khi LC cho phép. Khi hàng thực sự được xếp lên tàu có thể đóng dấu Shipped on board để trở thành vận đơn đã xếp hàng)
♥ Vậy có thể phát hành 1 vận đơn mà không có ngày Shipped on Board?
- Nếu chứng từ vận chuyển không hiển thị “Shipped On Board Date”, thì “Bill of Lading Date” được coi là “Shipped On Board Date”
- UCP600 đã quy định rõ ràng tại điều 20 – khoản A – mục ii rằng “Ngày phát hành vận đơn sẽ được coi như là ngày giao hàng lên tàu trừ khi trong vận đơn có thể hiện ghi chú On board về ngày mà hàng lên tàu, trong trường hợp này thì ngày được ghi chú chính là ngày hàng được giao lên tàu.”
- Như vậy ta có thể thấy rằng vận đơn hợp lệ không nhất thiết phải có ngày Shipped on Board
♥ Vậy có thể phát hành vận đơn mà không có ngày vận đơn?
- Về mặt chuyên ngành cũng như pháp lý, một vận đơn không nên được phát hành và thường không bao giờ được phát hành nếu không có ngày vận đơn
- Phát hành vận đơn mà không có ngày sẽ khiến hãng vận chuyển gặp rủi ro vì khách hàng có thể đặt bất kỳ ngày nào họ muốn và hãng có thể gặp phải rất nhiều các loại khiếu nại và các vấn đề khác bao gồm gian lận vận chuyển và vận chuyển hàng hóa..
Chà… tâm sự đến đây chắc các bạn cũng đã hiểu được tổng quan về “sự khác biệt giữa Ngày vận đơn và ngày Shipped on board” rồi đúng không? Còn điều gì bạn chưa biết hay chưa hiểu rõ. Hãy theo dõi, chia sẻ và đọc các bài viết trên Webite và Fanpage của Tâm sự thực tập nhé ♥♥♥
Dự án đồng hành cùng sinh viên thực tập
Xem thêm:
6 mảng kiến thức quan trọng trong Xuất nhập khẩu – Logistics