Khi còn ngồi trên ghế nhà trường và tham gia các lớp về chuyên ngành xuất nhập khẩu, chúng ta sẽ được dạy rất nhiều môn học/kiến thức khác nhau. Tuy nhiên, nếu đã có mục tiêu rõ ràng là theo đuổi ngành này, là học để sử dụng kiến thức cho công việc thay vì học chỉ để đi thi, chúng ta cần tiếp cận kiến thức có chọn lọc và lưu ý vào những điểm trọng tâm sau nhé:
- INCOTERMS
- GIAO DỊCH
- CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU
- KHAI BÁO HẢI QUAN
- VẬN TẢI QUỐC TẾ
- THANH TOÁN QUỐC TẾ
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng có cảm giác mông lung, lo lắng, thậm chí là cảm giác sợ hãi khi chuẩn bị bước vào 1 thế giới rộng lớn của ngành Xuất Nhập Khẩu phải không nào?
Chúng ta cũng đã từng phải đặt ra rất nhiều câu hỏi như: “Mình phải bắt đầu từ đâu đây?”, “Phải làm từ đâu mới giúp mình nắm được rõ kiến thức trong ngành đây?”, “Liệu ngành này có thực sự hợp với mình hay không?”,…..
Trong bài viết ngày hôm nay hãy cùng Tâm sự thực tập đi vào hành trình khám phá những nội dung thật cơ bản và thực tế mà chúng ta cần trang bị cho ngành Xuất Nhập Khẩu nhé
Nội dung dưới đây sẽ giải đáp cho những thắc mắc trên về các mảng kiến thức quan trọng cần trang bị cho ngành Xuất Nhập Khẩu
Let’s go
INCOTERMS
Các điều khoản cơ bản của Incoterms (11 điều kiện) sẽ quy định xem, với từng thương vụ mà điều kiện Incoterms đó được sử dụng thì mỗi loại chi phí và rủi ro phát sinh sẽ thuộc trách nhiệm của bên bán hay bên mua.
Cần đặc biệt chú ý đến 4 điều kiện Incoterms hay được sử dụng cho ngành Xuất Nhập Khẩu: FOB, CIF, EXW, DDP (Sau khi đã nắm được 4 điều kiện trên thì dành thêm thời gian tìm hiểu về các điều kiện còn lại)
GIAO DỊCH
Các tiêu chí tìm kiếm/đánh giá đối tác xuất nhập khẩu, giao dịch và đàm phán về những vấn đề như giá cả, hình thức vận chuyển, điều kiện giao hàng, phương thức thanh toán cần phải học và tích lũy để trang bị khi vào ngành Xuất Nhập Khẩu
Tìm hiểu nội dung cơ bản của Đơn hỏi hàng (Inquiry/ Request for Quotation), Đơn chào hàng (Quotation/Offer), Đơn đặt hàng (Purchase Order), Xác nhận đặt hàng (Profoma Invoice/Confirmation)..
CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU
Một bộ chứng từ xuất nhập khẩu sẽ có rất nhiều loại chứng từ khác nhau bao gồm chứng từ bắt buộc, chứng từ thường có và 1 số chứng từ bổ sung.
Nội dung cơ bản của các chứng từ Xuất Nhập Khẩu quan trọng như:
– Vận đơn (Bill of lading)
- Vận đơn là chứng từ do bên vận tải (carrier) hoặc cty giao nhận (fwd) phát hành cho người gửi hàng để làm cơ sở xác định việc giao hàng của người xuất khẩu đồng thời làm căn cứ thanh toán của người nhập khẩu
- B/L thể hiện những thông tin về người chuyên chở, thông tin về lô hàng, cảng xếp cảng dỡ, ngày hàng lên tàu, thông tin liên hệ để giải phóng hàng tại cảng đích..
𝐋𝐮̛𝐮 𝐲́:
- Người phát hành: Bên vận tải (carrier) hoặc cty giao nhận (fwd)
- Thời điểm phát hành: Sau khi submit chứng từ SI (Shipping Instruciton)-Bill nháp; Sau khi tàu chạy -Bill on board
- Số bản thường phát hành: 3 bản gốc / 3 bản copy (Bill gốc)
– Xác nhận đặt chỗ trên phương tiện vận tải (Booking)
- Booking là việc chủ hàng đặt chỗ với hãng tàu vận chuyển quốc tế (hãng tàu chuyên chở hàng xuất nhập khẩu). Thông thường khách hàng (người xuất khẩu, người nhập khẩu) sẽ lấy booking này từ các Forwarder/ công ty logistics (công ty làm dịch vụ giao nhận hàng hóa) hoặc lấy trực tiếp từ hãng tàu, airline, nhưng trường hợp này ít.
- Booking là công việc rất dễ dàng, điều quan trọng là phải chọn được hãng tàu, giá cả nào hợp lý, book sớm để kịp thời vận chuyển hàng hóa.
– Hợp đồng ngoại thương (Sale Contract)
- Sale Contract là hợp đồng mua bán quốc tế hay còn được gọi là hợp đồng xuất nhập khẩu hoặc hợp đồng mua bán ngoại thương là sự thoả thuận giữa các bên liên quan có trụ sở kinh doanh tại các quốc gia khác nhau, theo đó thì một bên được gọi là bên xuất khẩu (hay Bên bán) sẽ có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu hàng hóa vào quyền sở hữu của một bên khác gọi là bên nhập khẩu (hay Bên mua) và bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng cho bên bán.
– Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
- Hóa đơn hay Invoice là chứng từ thương mại do ngươi bán lập để xác nhận giao dịch mua bán giữa hai bên. Đây là một trong những giấy tờ vô cùng quan trọng để doanh nghiệp tiến hành việc thanh toán, khai thuê hay làm thủ tục hải quan cho hàng hóa của mình.đặc biệt là xuất nhập khẩu.
- Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, Invoice được lập theo mẫu nội bộ của đơn vị bán, không cần biểu mẫu cố định của hải quan, thuế hay cơ quan đơn vị Nhà nước nào cả. Tuy nhiên, trên hóa đơn (invoice) cần đảm bảo có các thông tin cần thiết như:
+ Tên invoice là gì, mã số, ngày tháng
+ Thông tin shipper (người xuất khẩu) và consignee (người nhập khẩu)
+ Thông tin của đơn vị trung gian (nếu có)
+ Tên phương tiện, số booking
+ Số container, số seal
+ Địa chỉ cảng xuất và cảng nhập
+ Mô tả về hàng hóa (Tên hàng, số lượng, đơn giá)
+ Tổng giá trị bằng số và bằng chữ
- Invoice thường được kèm theo các chứng từ khác (packing list, …) có liên quan để thực hiện các thủ tục hải quan, cấp chứng nhận xuất xứ C/O. Đây cũng là chứng cứ để doanh nghiệp có thể căn cứ vào để giải quyết vào những khiếu nại về việc hàng hóa (chất lượng, số lượng, …) cũng như các dịch vụ hỗ trợ khác đi kèm đối với đơn vị bán.
– Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list)
- Packing list (bảng kê/ phiếu chi tiết hàng hóa) là một thành phần trong bộ chứng từ xuất nhập khẩu hàng hóa. Nó mô tả chi tiết nội dung lô hàng và thông thường không bao gồm giá trị lô hàng.
- Nếu dịch sát theo nghĩa tiếng anh đơn thuần thì sẽ có nghĩa là “ chi tiết đóng gói” hay “ danh sách đóng gói”. Nhưng theo tập quán, chúng ta gọi là phiếu đóng gói.
– Lệnh giao hàng điện tử (Electronic Delivery Order)
- EDO là lệnh giao hàng điện tử cho hàng nhập. Đây là chứng từ được phát hành bởi một số hãng tàu thông qua kênh điện tử email dưới dạng file PDF
– Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Certificate of Origin)
- CO (certificate of original) là giấy chứng nhận xuất xứ nguồn gốc hàng hóa được cấp bởi một quốc gia (nước xuất khẩu) nhằm xác nhận mặt hàng đó là do nước đó sản xuất ra và phân phối trên thị trường xuất khẩu theo quy định về xuất xứ.
- CO tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa khi nhập khẩu vào một quốc gia khác (nước nhập khẩu) về mặt thuế quan.
– Tờ khai hải quan (Customs declaration)
- Tờ khai hải quan tên tiếng anh là Customs Declaration là văn bản mà ở đó, chủ hàng hóa (người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu) hoặc chủ phương tiện phải kê khai đầy đủ thông tin chi tiết về lô hàng khi tiến hành xuất khẩu, nhập khẩu ra vào lãnh thổ Việt Nam.
- Khi một doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu hay nhập khẩu một mặt hàng nào đó thì khai tờ khai hải quan là một trong những bước bắt buộc phải thực hiện. Nếu không truyền tờ khai Hải quan thì mọi hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu đều bị dừng lại.
Ngoài những chứng từ trên còn có rất nhiều chứng từ khác như Kiểm dịch, Bảng kể lâm sản,…. chứng từ liên quan đến quá trình Xuất Nhập Khẩu của 1 lô hàng
KHAI BÁO HẢI QUAN
Hoạt động của người khai hải quan bắt buộc phải thực hiện khi tiến hành xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa ra/vào lãnh thổ Việt Nam
Các khái niệm các loại hình xuất nhập khẩu (Quyết định 1357), luật hải quan (Thông tư 38, 39,..), phân luồng tờ khai hải quan, sử dụng biểu thuế xuất nhập khẩu, tra mã HS, sử dụng phần mềm khai hải quan điện tử ECUS
VẬN TẢI QUỐC TẾ
Các hình thức vận tải hàng hóa quốc tế thông dụng nhất hiện nay như đường biển, đường hàng không, đường bộ, đường sắt trong Xuất Nhập Khẩu, quy trình từ lúc giao hàng đến lúc nhận hàng.
Tìm hiểu về Vận tải đường biển (Seaways), Vận tải đường hàng không (Airways), Phương thức vận chuyển đường bộ (Roadways), Phương thức vận chuyển đường sắt (Railways),…
THANH TOÁN QUỐC TẾ
Việc thanh toán giữa các bên tham gia hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế hoặc hợp đồng dịch vụ có yếu tố nước ngoài
Phương thức Thanh toán bằng điện chuyển tiền (T/T), Thư tín dụng (L/C), Giao chứng từ nhận tiền (Cash Against Documents), Thanh toán nhờ thu (Collection of payment)
♥♥♥ Hãy inbox Fanpage trong giờ hành chính để được chia sẻ thêm về các quyền lợi khi đăng ký Dự án của Team nha!
⇒ Các vị trí công việc cần nắm trong ngành Xuất nhập khẩu – Logistics