Tâm sự thực tập xin mến chào tất cả các bạn! Chúng ta lại may mắn gặp nhau trong thế giới có hàng tỷ người. Ngày hôm nay hãy cùng ở lại đây, tâm sự và chia sẻ với chúng tui những gì bạn hiểu hay chưa hiểu về “Công ty Forwarder” trong ngành Logistics – Xuất nhập khẩu nhé!
Nghe cái từ này cũng quen quen các bạn nhỉ? Ơ mà thật ra thì hầu như ai trong chúng ta đi học hay đi làm về ngành Logistics – Xuất nhập khẩu này thì cũng đều nghe hết về nó rồi. Cơ mà các bạn đã hiểu vì sao nó lại xuất hiện và vai trò của FWD là gì không?
Bài viết ngày hôm nay Tâm sự thực tập sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu sâu hơn về “Công ty Forwarder” trong ngành Logistics – Xuất nhập khẩu nha!
Let’s go
KHÁI NIỆM VỀ CÔNG TY FORWARDER
- Forwarder (FWD) là các công ty dịch vụ trong ngành xuất nhập khẩu.
- Họ đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa người gửi hàng và người nhận hàng.
FORWARDER XUẤT HIỆN KHI NÀO
- Khi hàng di chuyển từ kho người bán đến kho người mua, người bán hay người mua sẽ phải thực hiện nghĩa vụ và trách nghiệm của mình theo từng điều kiện Incoterms mà 2 bên kí kết.
- Tuy nhiên, 2 đối tượng trên đa phần sẽ có nhiều chuyên môn liên quan đến hàng hóa mà họ mua bán, chứ ko có quá nhiều kiến thức liên quan đến xuất nhập khẩu như: Đi book cước vận chuyển quốc tế, xin các loại giấy phép, xin C/O, khai hải quan, làm các thủ tục phức tạp khác..
- Chính vì vậy, người mua và người bán thường không đủ khả năng và kinh nghiệm để thực hiện hiệu quả tất cả những công việc để đưa hàng từ kho xuất đến kho nhập.
- Do vậy, họ cần thuê cho mình 1 công ty FWD vừa xử lý hết các công việc phức tạp bên trên, vừa làm dịch vụ chăm sóc hỗ trợ cho họ theo dõi lô hàng gần như 24/7.
CÓ MẤY FORWARDER XUẤT HIỆN
- FORWARDER 1 ở đầu xuất khẩu, phục vụ bên bán thực hiện các công việc từ kho người bán (shipper) đến cửa khẩu nước xuất khẩu (cảng xuất)
- FORWARDER 2 ở đầu nhập khẩu, phục vụ bên mua thực hiện các công việc từ cửa khẩu nước nhập khẩu (cảng nhập) đến kho người mua (consignee)
Một trong 2 bên FWD này sẽ thực hiện việc Book cước vận chuyển quốc tế tùy thuộc vào từng điều kiện Incoterms.
𝐕𝐃: Kí CIF – FWD của bên bán thực hiện, Kí FOB – FWD của bên mua thực hiện.
Chà… tâm sự đến đây chắc các bạn cũng đã hiểu được tổng quan về “Công ty Forwarder” rồi đúng không? Còn điều gì bạn chưa biết hay chưa hiểu rõ. Hãy theo dõi, chia sẻ và đọc các bài viết trên Web và Fanpage của Tâm sự thực tập nhé ♥♥♥
Dự án đồng hành cùng sinh viên thực tập
Xem thêm:
Vận đơn (Bill Of Lading) là gì?