Tâm sự thực tập xin mến chào tất cả các bạn chúng ta lại may mắn gặp nhau trong thế giới có hàng tỷ người. Ngày hôm nay hãy cùng ở lại đây tâm sự và chia sẻ với chúng tôi và những gì bạn hiểu hay chưa hiểu về “Cách tính chi phí vận tải quốc tế” trong ngành logistics – Xuất nhập khẩu nhé
Let’s go
𝐂𝐁𝐌 (𝐂𝐮𝐁𝐢𝐜 𝐌𝐞𝐭𝐞𝐫) – Tính thể tích
~ Thể tích của lô hàng là đại lượng quan trọng sử dụng trong việc bốc xếp hàng và tính toán chi phí vận tải, đại lượng này được đo bằng đơn vị mét khối. Đơn vị CBM được sử dụng trong hầu hết các phương thức vận chuyển hàng hóa như đường hàng không, đường biển, hoặc vận tải bằng container
~ Công thức tính thể tích của lô hàng như sau:
𝐂𝐁𝐌 = (𝐃𝐀̀𝐈 𝐦 𝐱 𝐑𝐎̣̂𝐍𝐆 𝐦 𝐱 𝐂𝐀𝐎 𝐦) 𝐱 𝐬𝐨̂́ 𝐥𝐮̛𝐨̛̣𝐧𝐠 𝐤𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐡𝐚̀𝐧𝐠
VD: Chúng ta có lô hàng gồm 2 kiện hàng kích thước 60cmx50cmx40cm và 1 kiện hàng có kích thước 70cmx60cmx50cm. Thể tích của cả lô hàng sẽ được tính toán theo kích thước khi đổi ra đơn vị mét như sau:
(0.6 x 0.5 x 0.4 x 2) + (0.7 x 0.6 x 0.5) = 0.45 CBM
𝐕𝐖 (𝐕𝐨𝐥𝐮𝐦𝐞 𝐖𝐞𝐢𝐠𝐡𝐭) – Tính trọng lượng thể tích
~ Trọng lượng theo thể tích của lô hàng là phép tính phản ánh tỉ trọng của lô hàng đó. Trong vận tải nếu chỉ đơn thuần áp dụng AW (Actual Weight: Trọng lượng thực tế) để tính cước thì sẽ không phù hợp với các lô hàng cồng kềnh chiếm nhiều diện tích và không gian trên phương tiện hơn so với trọng lượng thực tế của nó, vì vậy phải quy đổi từ kích thước hành hóa thành trọng lượng tương đương để tính cước. Vì thế mà người ta sử dụng VW
~ Công thức quy đổi phổ biến trong vận tải hàng không như sau:
𝐕𝐖 = (𝐃𝐀̀𝐈 𝐜𝐦 𝐱 𝐑𝐎̣̂𝐍𝐆 𝐜𝐦 𝐱 𝐂𝐀𝐎 𝐜𝐦 ) 𝐱 𝐬𝐨̂́ 𝐥𝐮̛𝐨̛̣𝐧𝐠 𝐤𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐡𝐚̀𝐧𝐠 / 𝟓𝟎𝟎𝟎
VD: Chúng ta có lô hàng gồm 2 kiện hàng kích thước 60cmx50cmx40cm và 1 kiện hàng có kích thước 70cmx60cmx50cm. Trọng lượng thể tích của cả lô hàng sẽ được tính toán như sau:
[(60 x 50 x 40 x 2) + (70 x 60 x 50)] / 5000 = 90 KGS
𝐂𝐖 (𝐂𝐡𝐚𝐫𝐠𝐞𝐚𝐛𝐥𝐞 𝐖𝐞𝐢𝐠𝐡𝐭) – Trọng lượng tính cước
~ Sau khi đã biết được VW của lô hàng, hãng vận tải sẽ so sánh với AW là trọng lượng thực tế của lô hàng đó. Đại lượng nào lớn hơn sẽ chọn làm CW
VD: Chúng ta có lô hàng gồm 3 kiện hàng khi đặt lên cân có AW là 60 KGS, nhưng VW tính toán được là 90 KGS. Vậy lô hàng sẽ bị tính cước theo trọng lượng tính cước là 90 KGS
𝐅𝐑𝐄𝐈𝐆𝐇𝐓 – Tính cước vận tải
Đ𝐢 đ𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐡𝐚̀𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐯𝐚̀ 𝐜𝐡𝐮𝐲𝐞̂̉𝐧 𝐩𝐡𝐚́𝐭 𝐧𝐡𝐚𝐧𝐡: Đơn giá được tính cho mỗi đơn vị trọng lượng tính cước (CW) (VD: 10 USD/KG). Các hãng vận tải sẽ có bảng giá cước theo từng khoảng trọng lượng hàng và tính cước theo công thức:
𝐅𝐑𝐄𝐈𝐆𝐇𝐓 = 𝐑𝐀𝐓𝐄 𝐱 𝐂𝐖
Đ𝐢 đ𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐛𝐢𝐞̂̉𝐧, 𝐡𝐚̀𝐧𝐠 𝐥𝐞̉ 𝐋𝐂𝐋: Đơn giá được tính cho mỗi đơn vị thể tích (CBM) của lô hàng (VD: 10 USD/CBM). Trong đó hãng vận tải cũng quy định mức cước tối thiểu (VD min 1 CBM nghĩa là nếu lô hàng có thể tích thực là 0.5 CBM thì vẫn phải chịu mức phí cho 1 CBM). Cước hàng lẻ được tính như sau:
𝐅𝐑𝐄𝐈𝐆𝐇𝐓 = 𝐑𝐀𝐓𝐄 𝐱 𝐂𝐁𝐌
Đ𝐢 đ𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐛𝐢𝐞̂̉𝐧, 𝐡𝐚̀𝐧𝐠 𝐧𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐜𝐨𝐧𝐭 𝐅𝐂𝐋: Đơn giá được tính cho mỗi đơn vị container (VD: 100 USD/20’GP). Cước hàng nguyên cont được tính như sau:
𝐅𝐑𝐄𝐈𝐆𝐇𝐓 = 𝐑𝐀𝐓𝐄 𝐱 𝐒𝐎̂́ 𝐋𝐔̛𝐎̛̣𝐍𝐆 𝐂𝐎𝐍𝐓𝐀𝐈𝐍𝐄𝐑.
𝐂𝐇𝐀𝐑𝐆𝐄𝐒 – Tính các loại phí
~ Các loại phụ phí tính theo chuyến (USD/shipment) như phí: D/O, BL, Handling
~ Các loại phụ phí tính theo CBM (hàng lẻ), theo container (hàng nguyên cont), theo KGS (hàng không) như phí: THC, CFS, EBS, CIC (hàng cont), Cleaning (hàng cont)…
Chà… tâm sự đến đây chắc các bạn cũng đã hiểu được tổng quan về “ Cách tính chi phí vận tải quốc tế ” rồi đúng không nào? Hiện tại hãng tàu Hải An cũng đã mở ra nhiều tuyến quốc tế để phát triển hơn cho khách hàng rùi nè. Còn điều gì bạn chưa biết hay chưa hiểu rõ. Hãy theo dõi, chia sẻ và đọc các bài viết trên Web và Fanpage của Tâm sự thực tập nhé! ♥♥♥