Tâm sự thực tập xin mến chào tất cả các bạn! Chúng ta lại may mắn gặp nhau trong thế giới có hàng tỷ người. Ngày hôm nay hãy cùng ở lại đây, tâm sự và chia sẻ với chúng tui những gì bạn hiểu hay chưa hiểu về “Cơ sở để phân luồng tờ khai hải quan” trong ngành Logistics – Xuất nhập khẩu nhé!
Như chúng ta đã biết, mức độ kiểm tra của cơ quan hải quan sẽ được sắp xếp tăng dần từ luồng xanh, luồng vàng và mức độ kiểm soát cao nhất cho luồng đỏ. Các bạn có bao giờ nghĩ về kết quả 3 luồng của tờ khai là do hên xui, do ăn ở của người truyền tờ khai hay do sáng m1 đến công ty quên ko thắp hương ông thần tài không???
Câu trả lời là trên thực tế các tờ khai hải quan sẽ được hệ thống tự động phân luồng căn cứ theo các Quy định và Trên cơ sở tình hình chấp hành pháp luật về Hải quan, thuế, chính sách hàng hóa cùng các thông tin trước, trong, sau khi thông quan đối với các lô hàng liên quan của doanh nghiệp nhé. Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn văn bản nào quy định và điều nào trong văn bản đó sẽ quyết định phân luồng tờ khai hải quan nha.
Let’s go
CƠ SỞ ĐỂ PHÂN LUỒNG TỜ KHAI
CƠ SỞ 1: 08/2015/NĐ-CP | Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải Quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan | 21/01/2012
Điều 13. Áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan Cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra, giám sát hải quan, kiểm tra sau thông quan, thanh tra và các biện pháp nghiệp vụ khác dựa trên việc tổng hợp, xử lý các kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật của người khai hải quan, phân loại mức độ rủi ro.
Điều 14. Đánh giá tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan
1. Việc đánh giá mức độ tuân thủ của người khai hải quan được dựa trên hệ thống các chỉ tiêu, thông tin về:
- Tần suất vi phạm pháp luật hải quan và pháp luật thuế
- Tính chất, mức độ vi phạm pháp luật hải quan và pháp luật thuế;
- Việc hợp tác với cơ quan hải quan trong thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan và chấp hành các quyết định khác của cơ quan hải quan.
2. Cơ quan hải quan đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của người khai hải quan để áp dụng các biện pháp quản lý hải quan phù hợp theo từng mức độ tuân thủ.
Điều 15. Thực hiện phân loại mức độ rủi ro
2.1: Việc phân loại mức độ rủi ro trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh được thực hiện dựa trên mức độ tuân thủ pháp luật của người khai hải quan.
2.2: Trong quá trình phân loại mức độ rủi ro, cơ quan hải quan xem xét các yếu tố liên quan, gồm:
- Chính sách quản lý, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, hành lý của hành khách xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
- Tính chất, đặc điểm của hàng hóa, hành lý, phương tiện vận tải;
- Tần suất, tính chất, mức độ vi phạm liên quan đến hàng hóa, hành lý, phương tiện vận tải;
- Xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh;
- Tuyến đường, phương thức vận chuyển hàng hóa, hành lý;
- Các yếu tố khác liên quan đến quá trình hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
CƠ SỞ 2: 25/VBHN-BTC (2018) | Hợp nhất Thông tư 38/2015/TT-BTC và Thông tư 39/2018/TT-BTC. Quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, thuế xuất khẩu, nhập khẩu và quản ký thuế đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu | 06/09/2018
Điều 8. Đánh giá tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp hoạt động xuất, nhập khẩu
1. Cơ quan hải quan đánh giá, phân loại tuân thủ pháp luật hải quan, pháp luật thuế của doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, bao gồm:
- Doanh nghiệp ưu tiên.
- Doanh nghiệp tuân thủ.
- Doanh nghiệp không tuân thủ.
2. Tiêu chí đánh giá tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp được dựa trên Hệ thống các các chỉ tiêu thông tin theo khoản 1 Điều 14 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ.
Điều 10. Áp dụng biện pháp kiểm tra hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu
1. Việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro do Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan thông báo (sau đây gọi là phân luồng tờ khai)…
2. Việc kiểm tra chuyên ngành hàng hóa thuộc diện quản lý, kiểm tra chuyên ngành được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành; thực hiện kiểm tra thực tế toàn bộ lô hàng đối với trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan.
Chà… tâm sự đến đây chắc các bạn cũng đã hiểu được tổng quan về “Cơ sở để phân luồng tờ khai hải quan” rồi đúng không? Còn điều gì bạn chưa biết hay chưa hiểu rõ. Hãy theo dõi, chia sẻ và đọc các bài viết trên Web và Fanpage của Tâm sự thực tập nhé ♥♥♥
Xem thêm: