Tâm sự thực tập xin mến chào tất cả các bạn! Chúng ta lại may mắn gặp nhau trong thế giới có hàng tỷ người. Ngày hôm nay hãy cùng ở lại đây, tâm sự và chia sẻ với chúng tui những gì bạn hiểu hay chưa hiểu về “Chi phí LO/LO” trong ngành Logistics – Xuất nhập khẩu nhé!
Let’s go
Nay vừa đến công ty, các anh chị em nháo nhác lên làm mình tưởng có chuyện gì nghiêm trọng lắm. Hóa ra là có em sinh viên lên công ty để xin thực tập, nom cũng xinh xắn và dễ thương lại còn ngồi ngay cạnh bàn mình…Một hồi sau, bé nó xem cái báo giá mà anh chị sale gửi qua cho tham khảo thì quay ra hỏi mình:
Bé sinh viên thực tập: “Anh ơi, anh biết chi phí LO/LO là gì không ạ?”
Ái chà, được phen thể hiện..
Mình: “Ừ thì a cũng biết chút chút, để a phân tích cho e nha”
KHÁI NIỆM LO/LO (LIFT ON – LIFT OFF)
Phí LO/LO (Lift on/Life off): Là chi phí nâng hạ Container tại cảng hay bãi, đây là một loại phí khá phổ biến trong hàng nguyên container (FCL) được thu tại cảng or bãi theo phương thức thanh toán trực tiếp và thanh toán sau (đối với những doanh nghiệp quen thuộc của cảng or bãi)
PHÂN LOẠI VÀ BIỂU PHÍ CỦA PHÍ NÂNG HẠ
1. Phân loại LO/LO:
Chi phí LO/LO được chia thành 2 mục:
– Đối với hàng nhập: Bao gồm chi phí nâng hàng – hạ vỏ
– Đối với hàng xuất: Bao gồm chi phí nâng vỏ – hạ hàng
2. Biểu phí LO/LO:
– Chi phí nâng và hạ cont phụ thuộc vào chính sách, quy định của từng cảng (bãi) cũng như loại container vận chuyển hàng hóa mà mức phí LO-LO sẽ có sự khác nhau giữa từng lô hàng
– Để nắm bắt hay có rõ biểu phí này thì khi chúng ta đã xác định được nơi nâng hay hạ thì hãy gọi điện trực tiếp xuống và xin bảng giá biểu phí để tránh sai sót trong việc báo giá đối với khách hàng
– Mục đích thu: Phí LO/LO được cảng (bãi) thu khi shipper sử dụng dịch vụ thuê cần cẩu nâng hạ container tại cảng trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa
Lưu ý:
– Em phải nhớ rằng, biểu phí này còn phụ thuộc vào nhu cầu của công ty hay của từng khách hàng, với những khách hàng hay công ty muốn báo giá All-in, chúng ta sẽ phải khảo giá từ vài cảng (bãi) để đưa ra được chi phí chung nhất khi báo giá, nhược điểm là đôi khi sẽ bị chênh lệnh giá (ít hơn or nhiều hơn chút) so với thực tế tại cảng (bãi), chi phí LO/LO lúc này sẽ được nằm trong hóa đơn chung của công ty phát hành cho khách hàng
– Đối với những khách hàng hay công ty khác muốn báo giá riêng chi phí LO/LO thì chúng ta sẽ để phần biểu phí này vào hóa đơn chi hộ cho khách hàng, có nghĩa là khi nâng, hạ dưới cảng (bãi) sẽ lên hóa đơn thương mại trực tiếp cho khách hàng
Mình: “Em hiểu rõ hơn về chi phí LO/LO này chưa nào?”
Quay sang nhìn con bé mà vui, n cứ vừa chăm chú nghe vừa nhanh tay note vào cuốn sổ tay và cảm ơn mình vì đã giải thích rất dễ hiểu.
Chà… tâm sự đến đây chắc các bạn cũng đã hiểu được tổng quan về “Chi phí LO/LO” rồi đúng không? Còn điều gì bạn chưa biết hay chưa hiểu rõ. Hãy theo dõi, chia sẻ và đọc các bài viết trên Web và Fanpage của Tâm sự thực tập nhé ♥♥♥
Xem thêm: