Tâm sự thực tập xin mến chào tất cả các bạn chúng ta lại may mắn gặp nhau trong thế giới có hàng tỷ người. Ngày hôm nay hãy cùng ở lại đây tâm sự và chia sẻ với chúng tôi và những gì bạn hiểu hay chưa hiểu về “Phân biệt các loại vận đơn đường biển” trong ngành logistics – Xuất nhập khẩu nhé
Let’s go
KHÁI NIỆM VỀ VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN
Vận đơn đường biển hay còn gọi 1 cách ngắn gọn là B/L (Bill of lading): Là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do người vận chuyển lập, ký và cấp cho người gửi hàng.
CHỨC NĂNG CỦA VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN
Vận đơn đường biển có 3 chức năng cơ bản nhất là:
- Biên lai vận chuyển hàng hóa của nhà vận chuyển chứng mình hàng đã đc load lên tàu (xác nhận số lượng, chủng loại, tình trạng hàng mà người chuyên chở nhận lên tàu)
- Hợp đồng vận chuyển hàng hóa (đằng sau BL luôn có những điều khoản liên quan đến quá trình vận chuyển để khi có tranh chấp xảy ra 2 bên sẽ dựa vào điều khoản đó để xác định trách nhiệm)
- Chứng nhận quyền sở hữu hàng hóa (Ai sở hữu vận đơn thì hàng hóa thuộc về người đó – Đối với vận đơn gốc)
PHÂN LOẠI VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN
Phân loại vận đơn đường biển theo tên gọi (chủ thể cấp vận đơn): House Bill (HBL)/ Master Bill (MBL)
Chúng ta sẽ chú ý vào 3 bên: Khách hàng – Công ty Logistics – Hãng tàu
- Bên thứ 1 là khách hàng: Đây chính là chủ sở hữu hàng hóa thực tế, nhưng họ không có phương tiện vận tải, nên để xuất nhập khẩu 1 lô hàng, họ cần thông qua 1 công ty dịch vụ Logistics chính là bên thứ hai
- Bên thứ 2 là công ty Logistics: Công ty này là công ty trung gian, cũng không sở hữu tàu, ko sở hữu phương tiện vận tải. Họ sẽ chuyên đi gom hàng từ hãng chủ hàng là bên thứ nhất và đặt booking trực tiếp với hãng tàu
- Bên thứ ba là hãng tàu: Đây chính là bên sở hữu tàu, có phương tiện vận chuyển hàng hóa
Vậy nên:
MBL là tất cả những vận đơn do hãng tàu phát hành cho công ty Logistics. Hãng tàu sẽ xuất trực tiếp MBL này cho cty Logistics bởi cty này đã thay mặt khách hàng sở hữu hàng thực tế để đặt booking (đặt chỗ) với hãng tàu. Về hình thức thì MBL có in logo của hãng tàu
HBL là các công ty Logistics sẽ tạo ra thêm 1 vận đơn và phát hành cho khách hàng của mình. Vận đơn này đc gọi là HBL. Về hình thức thì HBL có in logo của công ty logistics (công ty forwarder)
>>>> Ngoài ra cũng có Trường hợp, khách hàng là chủ sở hữu hàng hóa thực tế, họ có một lượng hàng cần xuất nhập khẩu lớn, tần suất làm hàng ổn định. Lúc này khách hàng có thể làm hợp đồng trực tiếp với hãng tàu và Lấy booking từ hãng tàu mà không cần thông qua công ty Logistics.
Vận đơn mà hãng tàu xuất trực tiếp cho khách hàng cũng được gọi là MBL
>> Khi phát hành vận đơn, MBL chịu tác động của các quy tắc quốc tế, còn HBL thì không có quy tắc nào.
>> Về việc chỉnh sửa MBL và HBL:
> MBL sẽ khó chỉnh sửa hơn bởi thủ tục phức tạp nhiều bước và đôi khi sẽ bị charge phí (mất phí) khi đã quá deadline sửa bill và khi tàu đã chạy
> HBL sẽ chỉnh sửa nhanh chóng, dễ dàng hơn và không mất chi phí
>>>> MBL có độ đảm bảo cao hơn so với HBL. Bởi khi xảy ra rủi ro về hàng hóa, chủ hàng có thể lấy bill gốc đến kiện hãng tàu. Đối với HBL thì chỉ có thể cầm bill này đến công ty logistics/ công ty forwarder kiện, các công ty nhỏ sẽ dễ dàng trốn tránh trách nhiệm hơn.
Phân loại vận đơn đường biển theo loại hình (việc xuất trình vận đơn): House Bill (HBL)/ Master Bill (MBL)
Chúng ta có 3 loại hình vận đơn và 3 loại vận đơn này khác nhau về cả định nghĩa lẫn tính chất nên khi làm phải cẩn thận và lưu ý kĩ khi lựa chọn loại hình vận đơn:
- Vận đơn gốc: Vận đơn này sẽ đc in 3 bản theo đúng form của hãng tàu, khi vận đơn này đc phát hành ra, người xuất khẩu sẽ gửi nó cho người nhập khẩu bằng đường hàng không (qua các cty chuyển phát nhanh), người NK phải xuất trình cả 3 bản vận đơn gốc tại cảng đích mới được lấy lệnh giao hàng (D/O) và cuối cùng là lấy hàng
— Loại vận đơn này hay được sử dụng cho những trường hợp 2 bên XNK chưa tin nhau, cần phải chặt chẽ trong quá trình giao nhận.
- Telex Bill: Có nghĩa là giải phóng hàng theo điện giao hàng. Trường hợp này người nhập khẩu không cần phải sử dụng Bill gốc mới có thể lấy đc hàng nữa.
VD: Một lô hàng xuất từ VN đi TQ. Khi người xuất khẩu báo với cty forwarder (fwd-cty làm dịch vụ) là họ đã nhận đc tiền thanh toán từ phía người nhập khẩu, họ đồng ý thả hàng cho người nhập khẩu thì cty fwd sẽ làm thủ tục giải phóng hàng cho người nhập khẩu bằng cách gửi email cho hãng tàu báo Release lô hàng và gửi lại Bill Telex có chữ “Telex release” này cho người xuất khẩu.
Telex release chính là cơ sở để hình thành lên Surrendered Bill. Surrendered Bill sẽ có nội dung gần giống với vận đơn gốc và được đóng dấu Surrendered lên đó. Khi vận đơn đc đã được Surrendered, tại cảng đích người nhập khẩu chỉ cần đóng các phí cần thiết cho hãng tàu là có thể đc lấy hàng mà không cần xuất trình Vận đơn gốc.
—Loại vận đơn này tiết kiệm đc khá nhiều thời gian và thủ tục trong việc giao nhận hàng hóa
- Seaway Bill: Seaway bill không có chức năng chứng từ sở hữu hàng hoá. Bởi khi sử dụng loại hình vận đơn này, thì ngay khi hàng hóa đc load lên tàu, hàng hóa này sẽ lập tức thuộc về quyền sở hữu người nhập khẩu, người xuất khẩu ko có quyền đc giữ (HOLD) hàng nữa. Do vậy một Seaway bill gốc cũng không chuyển nhượng được. Seaway bill ghi tên đích danh người nhận hàng và chỉ có người này mới được nhận hàng bất chấp người này có xuất trình được Seaway bill bản gốc hay không. Khi hàng tới cảng đích, người nhập khẩu chỉ cần chứng minh mình là Cnee đứng trên Bill là có thể lấy đc hàng.
—Loại vận đơn này chỉ sử dụng mua và bán khi 2 bên đối tác đã rất tin cậy nhau (VD như cty mẹ chuyển hàng cho cty con) và không có chức năng giống vận đơn bình thường.
Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu sâu hơn về cách phân biệt vận đơn đường biển rồi đúng không nào? Còn điều gì bạn chưa biết hay chưa hiểu rõ. Hãy theo dõi, chia sẻ và đọc các bài viết trên Web và Fanpage của Tâm sự thực tập nhé! ♥♥♥.
Cảm ơn và chúc các bạn 1 ngày thật tuyệt vời !!!