Tâm sự thực tập xin mến chào tất cả các bạn chúng ta lại may mắn gặp nhau trong thế giới có hàng tỷ người. Ngày hôm nay hãy cùng ở lại đây tâm sự và chia sẻ với chúng tôi và những gì bạn hiểu hay chưa hiểu về “Trạng thái tờ khai thông quan, giải phóng hàng và mang hàng về bảo quản” trong ngành logistics – Xuất nhập khẩu nhé
Bài viết ngày hôm nay của Team sẽ cùng các bạn phân biệt thông quan và giải phóng hàng trên mã vạch hải quan đối với tờ khai luồng xanh/ vàng nhé
Các bạn có thể chưa hoặc đã từng nhìn vào mục trạng thái của tờ mã vạch xuất hiện các dòng như: thông quan, giải phóng hàng và mang hàng về bảo quản. Vậy điều này được hiểu đơn giản như thế nào?
Let’s go
TRẠNG THÁI “THÔNG QUAN” TRÊN MÃ VẠCH
- Thông quan là việc hoàn thành các thủ tục hải quan để hàng hóa được nhập khẩu, xuất khẩu hoặc đặt dưới chế độ quản lý nghiệp vụ hải quan khác
- Thông quan thì phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:
+ Phải hoàn thành thủ tục hải quan và được hải quan chấp nhận cho phép xuất nhập khẩu.
+ Hoàn thành nghĩa vụ thuế với nhà nước, trong trường hợp hàng phải nộp thuế.
+ Các doanh nghiệp không được nợ lệ phí quá hạn, không nợ thuế trên hệ thống hải quan.
TRẠNG THÁI “GIẢI PHÓNG HÀNG” TRÊN MÃ VẠCH
- Giải phóng hàng là việc cơ quan hải quan sẽ cho phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa khi đáp ứng đủ điều kiện sau đây:
+ Hàng hóa đủ điều kiện để được xuất khẩu, nhập khẩu nhưng chưa xác định được số thuế chính thức phải nộp.
+ Người khai hải quan đã nộp thuế hoặc được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế trên cơ sở tự kê khai, tính thuế của người khai hải quan.
+ Thời hạn xác định số thuế chính thức phải nộp không quá 30 ngày kể từ ngày giải phóng hàng hóa; trường hợp hàng hóa cần phải giám định thì thời hạn này tính từ ngày nhận được kết quả giám định.
+ Trường hợp người khai hải quan không đồng ý với việc xác định số thuế phải nộp của cơ quan hải quan thì được quyền khiếu nại. Việc khiếu nại, giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định của Luật khiếu nại.
TRẠNG THÁI “MANG HÀNG VỀ BẢO QUẢN” TRÊN MÃ VẠCH
- Trường hợp này được áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu khi lô hàng phải kiểm tra chuyên ngành như:
+ Kiểm dịch
+ Kiểm tra chất lượng
+ Kiểm tra an toàn thực phẩm
…… Thì doanh nghiệp sẽ được đưa hàng hóa về kho của doanh nghiệp để bảo quản để tiến hành kiểm tra và chờ kết quà kiểm tra - Kho là doanh nghiệp tự đăng ký với hải quan, khai báo trên mẫu số 09 – xin mang hàng về bảo quản, phải cung cấp cả sổ đỏ, sơ đồ kho bãi
- Lý do: Để giúp doanh nghiệp tránh được chi phí lưu kho, bãi tại cảng và giúp bảo quản hàng hóa được tốt hơn.
- Lưu ý:
+ Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trong việc vận chuyển và bảo quản hàng hóa.
+ Doanh nghiệp không được sử dụng hoặc có bất kỳ tác động nào (buôn bán,…) đối với hàng hóa ngoài sự đồng ý của Hải quan. Việc mang hàng ra sử dụng trước khi có kết quả và cho phép của Hải quan sẽ bị phạt rất nặng, có thể quy vào tội hình sự.
+ Phải nộp kết quả kiểm tra chuyên ngành cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đưa hàng về bảo quản trừ trường hợp việc kiểm tra kéo dài theo xác nhận của cơ quan kiểm tra chuyên ngành.
Chà… tâm sự đến đây chắc các bạn cũng đã hiểu được tổng quan về “Trạng thái tờ khai thông quan, giải phóng hàng và mang hàng về bảo quản” rồi đúng không nào? Còn điều gì bạn chưa biết hay chưa hiểu rõ. Hãy theo dõi, chia sẻ và đọc các bài viết trên Web và Fanpage của Tâm sự thực tập nhé! ♥♥♥
Dự án đồng hành cùng sinh viên thực tập
Xem thêm: