Tâm sự thực tập xin mến chào tất cả các bạn! Chúng ta lại may mắn gặp nhau trong thế giới có hàng tỷ người. Ngày hôm nay hãy cùng ở lại đây, tâm sự và chia sẻ với chúng tui những gì bạn hiểu về mã HS trong Logistics – Xuất nhập khẩu nhé!
Chắc hẳn trong quá trình học tập hay đi làm thực tế trong ngành Logistics – Xuất nhập khẩu, các bạn đã từng được tiếp nhận thông tin từ thầy cô, sách vở, khách hàng hay thậm chí là hải quan về “HS CODE” rồi băn khoăn không biết nó là gì? Hoặc thậm chí chúng ta (những bạn sinh viên, nhưng người mới vào ngành) chưa từng handle hàng, chưa từng nghe, học về những nội dung như thế này..
Trong bài viết ngày hôm nay hãy cùng Tâm sự thực tập tiếp tục hành trình khám phá những nội dung thật cơ bản và thực tế mà chúng ta sẽ bắt gặp khi làm hàng tại doanh nghiệp về mã HS nhé!
Let’s go
HS CODE LÀ GÌ?
- HS Code hay mã HS là mã số của hàng hóa xuất nhập khẩu được quy định theo hệ thống phân loại hàng hóa do Tổ chức Hải quan thế giới phát hành có tên là “Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa” (HS – Harmonized Commodity Description and Coding System).
- Dựa vào mã số này, cơ quan hải quan sẽ áp thuế xuất nhập khẩu tương ứng cho doanh nghiệp, đồng thời có thể thống kê được thương mại trong nước và xuất nhập khẩu.
- Các bạn học hay làm về Xuất nhập khẩu – Logistics thì nên phải biết về HS code bởi vì HS Code là ngôn ngữ, tên sản phẩm được mã hóa thành một dãy số (thường là 𝟖 𝐬𝐨̂́ 𝐡𝐨𝐚̣̆𝐜 𝟏𝟎 𝐬𝐨̂́) từ đó cả thế giới dùng chung mã số này để mô tả hàng hóa giúp cho người mua và người bán thống nhất chung về tên sản phẩm, tính chất, tác dụng và phân loại sản phẩm… Không những vậy mã HS Code là cơ sở để các cơ quan của chính phủ như thế: hải quan, cơ quan thuế, phòng thương mại cấp phép cho nhập hay xuất một loại hàng hóa nào đó.
VAI TRÒ CỦA HS CODE
- Hs code giúp người mua, người bán thống nhất về tên gọi, tính chất, tác dụng và phân loại sản phẩm thông qua một dãy các chữ số, giúp xóa bỏ rào cản ngôn ngữ, tránh những sai lầm đáng tiếc trong giao thương quốc tế.
- Hs code là cơ sở để các cơ quan chính phủ như hải quan, thuế, phòng thương mại xác định rõ loại mặt hàng và hai bên mua và bán đang gia thương, từ đó:
+ Quản lý và giám sát danh mục hàng hóa được phép, hạn chế và cấm xuất nhập khẩu.
+ Quản lý thuế xuất nhập khẩu.
+ Thiết lập hạn ngạch xuất nhập khẩu cho một số sản phẩm nhất định.
+ Thu thập số liệu và thống kê thương mại trong nước và xuất nhập khẩu.
+ Tạo điều kiện cho việc đàm phán, ký kết và thực thi các thỏa thuận thương mại.
HS CODE ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
- HS Code đảm bảo việc tuân thủ luật pháp trong nước và quốc tế của Doanh nghiệp
- Giúp doanh nghiệp tránh khỏi việc trì trệ trong khâu giao hàng, công tác giám định gặp nhiều khó khăn
- Giảm nguy cơ bị xử phạt gây tốn kém chi phí.
- Giúp Doanh nghiệp hưởng nhiều lợi ích từ các FTA.
HS CODE ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ
- Là công cụ xác định các loại hàng hóa xuất nhập khẩu để thu thuế và các nghĩa vụ khác
- Thực thi luật pháp trong nước & các Hiệp ước quốc tế
- Hỗ trợ cho việc phân tích các chiến lược vi mô và vĩ mô, đàm phán Thương mại quốc tế.
CẤU TRÚC CỦA HS CODE
- Cấu trúc của mã Hs code là tập hợp các chữ số được đặt liền nhau. Hiện nay Việt Nam áp dụng Hs code gồm có 8 số, tuy nhiên tại một số quốc giá mã Hs có thể là 10 chữ số hoặc đến 12 chữ số. Để đảm bảo sự hài hòa giữa các quốc gia, Hs code của các bên phải sử dụng ít nhất 4 chữ số hoặc 6 chữ số đầu tiên theo các quy tắc quốc tế.
- Cấu trúc mã Hs code gồm 8 chữ số, xét từ trái qua phải có thể chia thành 4 phần khác nhau, mỗi phần gồm 2 chữ số tương ứng với phần- chương-phân nhóm-phân nhóm phụ:
+ Phần: Trong bộ mã Hs có tổng cộng 21 hoặc 22 phần, mỗi phần đều có chú giải phần.
+ Chương ( 2 số đầu tiên mô tả tổng quan về hàng hóa): bao gồm 98 chương, trong đó chương 98 và 99 dành riêng cho mỗi quốc gia, mỗi chương đều có chú giải chương.
+ Nhóm (2 số tiếp theo): các sản phẩm được chia thành các nhóm vì có đặc điểm chung.
+ Phân nhóm (2 số tiếp theo): Các nhóm lớn được chia thành các nhóm nhỏ hơn theo thuộc tính riêng.
+ Phân nhóm phụ (2 số cuối cùng): Mỗi quốc gia quy định riêng phân nhóm phụ tùy mức độ cụ thể của sản phẩm.
LƯU Ý: Trong đó, Phần, Chương, Nhóm, Phân nhóm gồm 6 chữ số đầu tiên mang tính quốc tế. Riêng Phân nhóm phụ là tùy thuộc vào mỗi quốc gia.
CÁC CÁCH TRA MÃ HS CODE PHÙ HỢP NHẤT
TRA HS CODE DỰA THEO CHỨNG TỪ CŨ
- Để tra cứu mã Hs code chính xác nhất bạn bằng cách dựa vào bộ chứng từ cũ. Chi tiết hơn, là dựa vào tờ khai hải quan ra xem mã code trực tiếp trên đó.
- Thông thường các công ty khi xuất nhập khẩu đều phải làm thủ tục hải quan, trong tờ khai hải quan đều bắt buộc ghi rõ thông tin mã code của hàng hóa.
TRA HS CODE DỰA THEO NGƯỜI ĐÃ ĐI TRƯỚC
- Cách nhanh chóng nhất đó là hỏi trực tiếp các anh chị đồng nghiệp có kinh nghiệm. Hoặc các công ty xuất nhập khẩu mặt hàng tương tự.
- Điều này là một căn cứ để giúp cho bạn có thể tìm ra mã cho hàng hóa.
TRA HS CODE DỰA THEO BIỂU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU
- Biểu thuế xuất nhập khẩu cho phép bạn tìm mã HS code. Tuy nhiên điểm yếu của phương pháp này là file Excel và phải dùng bộ tìm kiếm của Excel.
- Dùng cách tìm kiếm bằng cách nhấn Ctrl + F sau đó nhập từ khóa bạn cần tìm.
- Nhược điểm của phương pháp này là Excel tìm kiếm dựa vào cụm từ chính xác chứ không dựa vào 1 từ trong cụm từ.
TRA HS CODE DỰA THEO WEBSITE TRA MÃ HS CODE CỦA HẢI QUAN
- Link tra cứu: https://www.customs.gov.vn/index.jsp?pageId=24&id=NHAP_KHAU&name=Nh%E1%BA%ADp%20kh%E1%BA%A9u&cid=1201
Chà… tâm sự đến đây các bạn cũng đã phần nào hiểu hơn về những điều mà mình chưa biết hay đã biết sơ sơ về HS CODE rồi đúng không? Còn điều gì bạn chưa biết hay chưa hiểu rõ. Hãy theo dõi, chia sẻ và đọc các bài viết trên Web và Fanpage của Tâm sự thực tập nhé ♥♥♥
Dự án đồng hành cùng sinh viên thực tập
Xem thêm:
6 mảng kiến thức quan trọng trong Xuất nhập khẩu – Logistics